Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Đường Trường Chinh


Đây là con phố được mang tên Tổng Bí Thư Trường Chinh.
Trường Chinh (1907-1988) tên thật là Đặng Xuân Khu. Quê ông ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, nay thuộc huyện Xuân Thuỷ (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường), tỉnh Nam Định.
Ông là một nhà cách mạng và chính trị gia của Việt Nam. Ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam (là người duy nhất 2 lần giữ chức Tổng Bí Thư), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Quốc hội.
Các tuyến xe bus chạy qua đường Trường Chinh: tuyến số 19, 24.

DỰ ÁN MỞ RỘNG ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH

Theo Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (tỉ lệ 1/10.00), đường Trường Chinh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chỉ giới đường đỏ tỉ lệ 1/500 tại Quyết định 108/1998/QĐ-TTG; đảm bảo thống nhất và phù hợp với đồ án quy hoạch chi tiết quận Đống Đa (quy hoạch tỉ lệ giao thông 1/2000) và các quy hoạch chi tiết khu vực đã được phê duyệt.


Quá trình thẩm định và phê duyệt chỉ giới đường đỏ tỉ lệ 1/500 đường Trường Chinh được tiến hành chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng quy trình; có sự phối hợp chặt chẽ giữa TP. Hà Nội với Bộ Quốc phòng; phương án hiện nay đã được các cơ quan Bộ Quốc Phòng, Quân chủng PK – KQ đề nghị và tán thành. Chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật (với bán kính cong R=600, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật bán kính tối thiểu R=500); đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, phát triển KTXH.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 07/03/2000, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội đã làm việc với Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân giới thiệu các phương án mở rộng đường Trường Chinh qua khu vực Quân chủng Phòng không – không quân để lấy ý kiến thảo thuận.
Sau khi làm việc với Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội và nghiên cứu phương án dự kiến mở rộng đường Trường Chinh, Bộ Tư lệnh Phòng không – không quân đã có công văn đề nghị mở đường Trường Chinh đoạn từ Hố Mẻ đến Cống Chéo (Sông Lừ) như sau:
Phía Bắc đường Trường Chinh: lấy mép đường phía Bắc sâu vào 7m. Phía Nam đường Trường Chinh sẽ phát triển cho đủ theo mặt cắt của đường là 53.5m. Việc mở rộng xuống .Phía nam đoạn đường trên không làm ảnh hưởng đến Quy hoạch của Quân chủng và các công trình ngầm và nổi của Quân Chủng.
Sau đó, tháng 3/2008, UBND thành phố đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường vành đai 2, tức đường Trường Chinh đoạn từ phố Vương Thừa Vũ đến Ngã Tư Vọng tỷ lệ 1/500.
Với quyết định trên, chỉ giới tuyến đường chia làm 3 đoạn: đoạn từ Ngã tư Vọng đến Cống chéo và đoạn từ hồ Hố Mé đến Ngã Tư Sở tuyến đi thẳng và mở rộng chủ yếu về phía Bắc đường Trường Chinh hiện có.
Đến nay, gói thầu xây dựng số 1 đa thi công xong hệ thống thoát nước, bó ống kỹ thuật, thảm  bê tông nhựa hạt thô được phần đường bên phải tuyến dài 620m và đã được phân luồng giao thông để thi công tiếp làn đường bên trái tuyến, dự kiến hoàn thành đoạn đường này vào quý 1/2015; toàn bộ dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015.

TẠI SAO ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH  BỊ CONG SAU QUY HOẠCH

Dự án xây dựng đường Vành đai 2 (đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng) có tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng, dài gần 2km, điểm đầu giao với phố Vương Thừa Vũ, điểm cuối giao với đường Giải Phóng. Dự án được dự kiến hoàn thành và thông xe vào năm 2015.
Hà Nội đã chi đền bù 182 tỷ đồng cho 25/32 cơ quan và 90/637 hộ dân. Hàng chục ngôi nhà mặt tiền đang được tháo dỡ, nhiều ngôi mới đã được tháo dỡ, nhiều ngôi mới đã được xây lùi vào trong gần chục mét, không ít ngôi nhà lồi lõm và méo mó xuất hiện, sau khi bị cắt xén để phục vụ dự án.
Khởi công hơn 5 tháng nay, dự án hoàn thiện được một đoạn đường dài hơn 100m trước bảo tang Phòng không Không quân. Các đoạn đường khác đang được quay hàng rào tôn, làm hệ thống công thoát nước, xây cầu…


        
  “Đối diện cổng Quân chủng PK-KQ, một dãy nhà kiên cố gồm hai nhà cao trên chục tầng, hai trụ sở ngân hàng và nhà khách của quân đội chưa được giải phóng mặt bằng. Cùng phía, cách đó không xa, đường mở rộng sâu vào trong hơn chục mét khiến nhiều ngôi nhà, trụ sở công ty phải tháo dỡ và di chuyển. Theo bản đồ quy hoạch, đường cong cũng xuất hiện từ điểm này.”

Là người giao mặt bằng khá sớm cho dự án, đứng trong ngôi nhà méo mó vừa bị cắt xén, ngổn ngang vật liệu xây dựng, ông Tuấn Sơn phân trần, người dân chấp nhận mức đền bù 40 triệu đồng/m2 để có con đường rộng rãi và đẹp hơn. Tuy nhiên, “không hiểu vì lý do gì, con đường đang thẳng đến đoạn này lại bị nắn cong như vậy, chỉ khổ người dân, nhiều gia đình vì đường cong mà bị ảnh hưởng, hơn nữa chi phí giải phóng mặt bằng sẽ tăng cao, gây tốn kém tiền của cảu đất nước”, ông Tuấn Sơn nói.
Lý giải việc diện tích mặt cắt ngang không đồng nhất, Tp. Hà Nội cho rằng đây là đoạn tiếp giữa hai mặt cắt và do đặc điểm hiện trạng xây dựng nên chỉ giới đường đỏ phải được mở rộng cục bộ về phía Bắc.


1 nhận xét :